hotline white

Báo cáo ngành xây dựng 2016 (2)

ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ

 
Kết thúc giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2010 – 2012, tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng nước ta đạt bình quân 4,4%/năm trong 3 năm trở lại đây, từ 2013 – 2015, cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm 4,2%. Tính riêng giai đoạn 2014 – 2015, tốc độ tăng trưởng của riêng ngành xây dựng là 10,82% – mức tăng cao nhất kể từ năm 2010 – và là ngành có tốc độ tăng trưởng cao thứ ba trong số các ngành đóng góp vào GDP cả nước (theo số liệu từ Tổng cục Thống kê). Trên thực tế, tốc độ tăng trường ngành xây dựng có sự tương quan cao với sự phát triển của thị trường bất động sản.

Screen Shot 2016 06 28 at 16 23 15Theo quan điểm của chúng tôi, ngành xây dựng dân dụng sẽ tiếp tục khả quan trong năm 2016 – 2017, dựa trên nền tảng: (i) Kinh tế trong nước tăng trưởng ổn định, bền vững, (ii) tốc độ đô thị hóa đƣợc cải thiện và kỳ vọng tăng mạnh trong tương lai, (iii) thị trường bất động sản hồi phục tích cực, (iv) Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật kinh doanh BĐS (sửa đổi) cho phép cá nhân, tổ chức nƣớc ngoài mua và sở hữu nhà tại Việt Nam, và (v) thu hút dòng vốn FDI tích cực.

Cũng theo dự báo của BMI, ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp ước tăng trưởng bình quân 6,6%/năm trong giai đoạn 2017 – 2025. Năm 2016, giá trị ngành được dự báo tăng 5,5% so với 2015.Biểu 1: Giá trị (hiện hành) và tốc độ tăng trƣởng ngành xây dựng dân dụng

Kinh tế trong nước ổn định và bền vững, hỗ trợ tăng trƣởng ngành xây dựng

Kinh tế trong nước tăng trưởng ổn định với mức lạm phát được kiểm soát ở mức an toàn, kết hợp với thu nhập trong dân cư được cải thiện đã tác động tích cực đến nhu cầu tiêu thụ nhà ở, qua đó đẩy mạnh phát triển thị trường xây dựng dân dụng. Trong vài năm trở lại đây, các chỉ báo của nền kinh tế nước ta có sự chuyển biến tích cực rõ rệt, cụ thể:
 
  • Tốc độ tăng trưởng GDP cao, trong đó ngành xây dựng đạt mức tăng cao nhất Tính đến hết năm 2015, tốc độ tăng trưởng GDP ghi nhận con số cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây 6,68%. Xét từ góc độ tổng cung, sự phục hồi của nền kinh tế chủ yếu đến từ ngành công nghiệp và xây dựng. Cụ thể, theo số liệu từ Tổng cục thống kê, mặc dù ngành này chỉ chiếm tỷ trọng 33,25%, nhưng tăng trưởng khá mạnh và đóng góp gần 50% cho sự tăng trưởng của GDP, tương ứng khoảng 3,2 điểm phần trăm, cao hơn đóng góp từ ngành dịch vụ.
    Theo mô hình dự báo của MBS, năm 2016, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta có thể đạt mức 6,8%. Ngân hàng ANZ cũng đánh giá Việt nam là « ánh sáng hiếm hoi» trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn.
    Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) có sự cải thiện, tăng từ mức 51,3 của tháng 12  lên 51,5 trong tháng 1/2015 và tăng lên trên ngưỡng không đổi, cho thấy lĩnh vực sản xuất tiếp tục đà tăng trưởng của năm trước và được cải thiện đáng kể so với Q3 và Q4 năm 2015. Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng, phản ánh sức khỏe của nền kinh tế đang diễn biến theo chiều hướng khá tích cực.Biểu 2: Các chỉ báo quan trọng trong nền kinh tế

Screen Shot 2016 06 28 at 16 55 00Lạm phát cơ bản ổn định ở mức thấp 1,72% là điều kiện thuận lợi để NHNN tiếp  tục chính sách tiền tệ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 không tăng so với tháng 12/2015 và chỉ tăng nhẹ 0,8% so với cùng kỳ năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh giảm mạnh.Lãi suất tăng nhẹ nhưng vẫn duy trì ở mức thấp, kích thích sự hồi phục của thị trường bất động sản và hỗ trợ xây dựng công trình và mua nhà trong dân cư.Chỉ số niềm tin ngừời tiêu dùng (CCI) tiếp tục được cải thiện, đạt mức cao nhất trong khu vực châu Á, 144,8 điểm trong tháng 12/2015 (theo ANZ), phản ánh niềm tin gia tăng vào triển vọng nền kinh tế Việt Nam trong 12 tháng và 5 năm tới.Tốc độ đô thị hóa ở nƣớc ta ngày càng cải thiện là nền tảng cơ bản để phát triển ngành xây dựng dân dụngKhông thể phủ nhận rằng quá trình đô thị hóa là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển các dự án đô thị và khu đô thị mới.

Sự xuất hiện của các tòa tháp cao tầng đánh dấu mức độ cải thiện tích cực về mức độ đô thị hóa của Việt Nam Ở nước ta, các đô thị Việt Nam mới bước đầu phát triển từ năm 1990 với khoảng 500 đô thị và tỷ lệ đô thị hóa khoảng 17-18%. Con số này tăng lên khoảng gần 650 vào năm 2000 và tăng mạnh lên 787 đô thị tính đến tháng 12/2015. Những tòa nhà cao từ 15 – 30 tầng xuất hiện nhiều hơn vào những năm thập niên 1990 – 2000, bên cạnh các khu nhà ở, nhà tập thể cao 4 – 5 tầng được xây dựng từ những năm trở về trước. Đến nay, những tòa tháp được coi là biểu tượng cho sự tăng trưởng kinh tế như Keangnam Hanoi, Landmark Tower, Lotte Center, hay Bitexco Financial… đã đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ trong diện mạo kiến trúc đô thị và tạo nên những điểm nhấn đô thị ở thế kỷ XXI ở nước ta.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây