Quy chuẩn kính xây dựng của Việt Nam - Phần 1
- Thứ ba - 15/11/2016 09:08
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Kính xây dựng có nhiều tính năng ưu việt, nhưng với những đặc tính cơ lý của sản phẩm thì đây cũng là mặt hàng có nguy cơ gây mất an toàn cao cho người sử dụng. Vì lý do đó mà nhiều nước trên thế giới đã ban hành những quy phạm kỹ thuật
Kính xây dựng có nhiều tính năng ưu việt, nhưng với những đặc tính cơ lý của sản phẩm thì đây cũng là mặt hàng có nguy cơ gây mất an toàn cao cho người sử dụng
Vì lý do đó mà nhiều nước trên thế giới đã ban hành những quy phạm kỹ thuật (Quy chuẩn, Tiêu chuẩn sản phẩm, thử nghiệm, thiết kế, thi công lắp đặt và nghiệm thu… và quy định trình tự thủ tục để quản lý và kiểm soát chặt chẽ chất lượng đối với mặt hàng kính xây dựng.
Tính ưu việt của kính trong xây dựng
Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa với tốc độ xây dựng cao, tỷ lệ dân cư thành thị hiện nay chiếm gần 30% tổng số dân cả nước, và con số này sẽ tăng lên 40 - 50% vào năm 2020 - 2025. Vì vậy nhu cầu nhà ở, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn, khu vui chơi giải trí, bệnh viện, trường học luôn ở mức cao.
Trong quá trình phát triển đô thị, nước ta đã và đang bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới, ngày càng nhiều nhà cao tầng, công năng đa dạng, kiến trúc hiện đại, phát triển theo hướng bền vững được xây dựng. Các tòa nhà, khu đô thị mới được quy hoạch, thiết kế xây dựng và sử dụng vật liệu mới, một mặt đảm bảo an toàn, tiện nghi tối đa cho người sử dụng, mặt khác hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng. Ngoài những giải pháp về quy hoạch, kiến trúc thì sử dụng vật liệu là vấn đề rất cần được quan tâm. Sự gia tăng về không gian xây dựng đô thị khiến nhu cầu về tất cả các loại VLXD nói chung và kính nói riêng cũng tăng theo. Thực tế lượng kính sử dụng đang tăng dần và theo dự báo của Bộ Xây dựng và Hiệp hội Kính xây dựng Việt Nam, nhu cầu kính xây dựng đang tăng rất mạnh, trung bình 8%- 10% mỗi năm, dự báo đến năm 2016 cả nước sẽ cần 178 triệu mét vuông quy tiêu chuẩn/năm.
Kính đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kiến trúc đô thị, tạo bước chuyển biến lớn trong hiện đại hóa công trình xây dựng. Đặc biệt, đây là loại vật liệu lấy ánh sáng, ngăn che gió bụi, cách âm, cách nhiệt, không cho rêu mốc phát triển, tạo các không gian, hình khối kiến trúc đa dạng, vừa nhẹ nhàng, vừa thanh thoát, vừa hiện đại, khang trang. Các tòa nhà cao tầng ở nước ta sử dụng kính ngày càng nhiều, có tòa nhà 100% bề mặt sử dụng kính (Ví dụ: tường kính bao che…).
Tuy nhiên ở một nước nhiệt đới như Việt Nam, hệ thống tường kính bao che, cửa sổ kính tấm lớn cần phải có yêu cầu về an toàn chịu lực, an toàn sinh mạng cho người sử dụng cũng như các yêu cầu về tiết kiệm năng lượng đã được đề ra trong Luật sử dụng năng lượng hiệu quả của Việt Nam.
Hiện nay, mô hình sử dụng năng lượng đã cho thấy, việc lựa chọn kính sử dụng trong công trình là một trong những yếu tố then chốt trong quá trình thiết kế về hiệu quả năng lượng và công trình xanh. Với trọng tâm là tiết kiệm năng lượng cho các công trình xây dựng và các quy định về hiệu quả năng lượng ngày càng chặt chẽ hơn, việc lựa chọn đúng loại kính là rất quan trọng. Các tiêu chí quan trọng làm căn cứ lựa chọn bao gồm: Kiểm soát năng lượng mặt trời (SHGC), cách âm (R), cách nhiệt (U value), an toàn (độ bền chống va đập, va chạm, bền hoá chất và áp lực gió, động đất…). Việc lựa chọn đúng loại kính sẽ cho phép các nhà thiết kế tối đa hoá việc lấy ánh sang tự nhiên nhưng vẫn có thể giảm được sự hấp thụ nhiệt mặt trời cũng như tổn thất nhiệt do làm mát. Như vậy sẽ tạo được một môi trường tiện nghị, khoẻ mạnh và thân thiện môi trường về mặt năng lượng cho cả vòng đời của công trình thông qua việc giảm chi phí năng lượng, kiểm soát vi khí hậu tốt hơn.
Theo Hiệp hội Kính xây dựng Việt Nam, hiện tại thị trường có 9 sản phẩm kính xây dựng có khả năng gây mất an toàn bao gồm: kính kéo,kính cán vân hoa, kính nổi trong không màu, kính màu hấp thụ nhiệt, kính phủ phản quang, kính tôi nhiệt an toàn, kính dán nhiều lớp, kính dán an toàn nhiều lớp và kính gương tráng bạc bằng phương pháp hóa học ướt. Gần đây có kính low-e có hệ số truyền nhiệt thấp, phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam, hạn chế hấp thụ nhiệt, tiết kiệm năng lượng làm mát tòa nhà…Kính xây dựng tại thị trường Việt Nam hiện nay được cung cấp bởi các nhà sản xuất trong nước cũng như kính được nhập khẩu từ nước ngoài.
Trong quá trình phát triển đô thị, nước ta đã và đang bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới, ngày càng nhiều nhà cao tầng, công năng đa dạng, kiến trúc hiện đại, phát triển theo hướng bền vững được xây dựng. Các tòa nhà, khu đô thị mới được quy hoạch, thiết kế xây dựng và sử dụng vật liệu mới, một mặt đảm bảo an toàn, tiện nghi tối đa cho người sử dụng, mặt khác hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng. Ngoài những giải pháp về quy hoạch, kiến trúc thì sử dụng vật liệu là vấn đề rất cần được quan tâm. Sự gia tăng về không gian xây dựng đô thị khiến nhu cầu về tất cả các loại VLXD nói chung và kính nói riêng cũng tăng theo. Thực tế lượng kính sử dụng đang tăng dần và theo dự báo của Bộ Xây dựng và Hiệp hội Kính xây dựng Việt Nam, nhu cầu kính xây dựng đang tăng rất mạnh, trung bình 8%- 10% mỗi năm, dự báo đến năm 2016 cả nước sẽ cần 178 triệu mét vuông quy tiêu chuẩn/năm.
Kính đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kiến trúc đô thị, tạo bước chuyển biến lớn trong hiện đại hóa công trình xây dựng. Đặc biệt, đây là loại vật liệu lấy ánh sáng, ngăn che gió bụi, cách âm, cách nhiệt, không cho rêu mốc phát triển, tạo các không gian, hình khối kiến trúc đa dạng, vừa nhẹ nhàng, vừa thanh thoát, vừa hiện đại, khang trang. Các tòa nhà cao tầng ở nước ta sử dụng kính ngày càng nhiều, có tòa nhà 100% bề mặt sử dụng kính (Ví dụ: tường kính bao che…).
Tuy nhiên ở một nước nhiệt đới như Việt Nam, hệ thống tường kính bao che, cửa sổ kính tấm lớn cần phải có yêu cầu về an toàn chịu lực, an toàn sinh mạng cho người sử dụng cũng như các yêu cầu về tiết kiệm năng lượng đã được đề ra trong Luật sử dụng năng lượng hiệu quả của Việt Nam.
Hiện nay, mô hình sử dụng năng lượng đã cho thấy, việc lựa chọn kính sử dụng trong công trình là một trong những yếu tố then chốt trong quá trình thiết kế về hiệu quả năng lượng và công trình xanh. Với trọng tâm là tiết kiệm năng lượng cho các công trình xây dựng và các quy định về hiệu quả năng lượng ngày càng chặt chẽ hơn, việc lựa chọn đúng loại kính là rất quan trọng. Các tiêu chí quan trọng làm căn cứ lựa chọn bao gồm: Kiểm soát năng lượng mặt trời (SHGC), cách âm (R), cách nhiệt (U value), an toàn (độ bền chống va đập, va chạm, bền hoá chất và áp lực gió, động đất…). Việc lựa chọn đúng loại kính sẽ cho phép các nhà thiết kế tối đa hoá việc lấy ánh sang tự nhiên nhưng vẫn có thể giảm được sự hấp thụ nhiệt mặt trời cũng như tổn thất nhiệt do làm mát. Như vậy sẽ tạo được một môi trường tiện nghị, khoẻ mạnh và thân thiện môi trường về mặt năng lượng cho cả vòng đời của công trình thông qua việc giảm chi phí năng lượng, kiểm soát vi khí hậu tốt hơn.
Theo Hiệp hội Kính xây dựng Việt Nam, hiện tại thị trường có 9 sản phẩm kính xây dựng có khả năng gây mất an toàn bao gồm: kính kéo,kính cán vân hoa, kính nổi trong không màu, kính màu hấp thụ nhiệt, kính phủ phản quang, kính tôi nhiệt an toàn, kính dán nhiều lớp, kính dán an toàn nhiều lớp và kính gương tráng bạc bằng phương pháp hóa học ướt. Gần đây có kính low-e có hệ số truyền nhiệt thấp, phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam, hạn chế hấp thụ nhiệt, tiết kiệm năng lượng làm mát tòa nhà…Kính xây dựng tại thị trường Việt Nam hiện nay được cung cấp bởi các nhà sản xuất trong nước cũng như kính được nhập khẩu từ nước ngoài.